Tượng và hai Tốt chống Tượng Tàn cuộc Tượng khác màu (cờ vua)

Có khoảng hơn nửa số tàn cuộc như thế này sẽ kết thúc hòa. Trong hầu hết các dạng tàn cuộc khác, lợi thế hơn hai Tốt thường đem đến một thắng lợi dễ dàng. Ví dụ, nếu hai Tượng là cùng màu, 90% những tình huống như thế này sẽ kết thúc với chiến thắng cho bên mạnh.

Phụ thuộc vào hai Tốt, tàn cuộc này sẽ chia thành ba trường hợp tổng quát. Trong hầu hết những tình huống, một cặp hai quân Tốt liên kết sẽ đem đến cơ hội chiến thắng lớn; nhưng trong tình huống có hai Tốt thông xa, cơ hội chiến thắng sẽ là lớn nhất (de la Villa 2008:110–11), trừ khi một trong hai quân Tốt là một "wrong rook pawn" (tạm dịch: Tốt biên sai, Tốt biên không phù hợp).

Cặp Tốt chồng

Trường hợp hai quân Tốt là một cặp Tốt chồng, thế cờ sẽ kết thúc hòa nếu Vua bên yếu có thể vươn tới bất kỳ ô nào phía trước hai quân Tốt mà không phải ô cùng màu với Tượng đối thủ. Quân Tốt thứ hai (quân Tốt nằm sau) không hề có tác dụng, nên tình huống này giống như khi bên mạnh chỉ có một Tốt. Nếu bên yếu không hoàn thành được nhiệm vụ này, họ sẽ mất Tượng cho quân Tốt thứ nhất và sau đó quân Tốt thứ hai sẽ phong cấp. (de la Villa 2008:104).

Tốt cô lập

abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tốt cô lập. Lượt Trắng đi, hòa cờ. Trắng sẽ thắng nếu Tốt ở f5 thay vì e5.

Trường hợp hai quân Tốt là các Tốt cô lập (không nằm trên cùng cột), kết quả sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai quân Tốt. Khoảng cách giữa chúng càng xa, cơ hội chiến thắng càng lớn (Emms 2004:95). Một nguyên tắc trong hầu hết các trường hợp là nếu hai quân Tốt chỉ bị ngăn cách nhau bởi một cột thì ván đấu sẽ hòa, còn không bên mạnh sẽ thắng. Lý do là nếu khoảng cách giữa hai quân Tốt càng xa, Vua bên yếu sẽ phải phong tỏa một Tốt trong khi Tượng của họ phong tỏa Tốt còn lại. Tiếp theo Vua bên mạnh sẽ hỗ trợ quân Tốt bị phong tỏa bởi Tượng tiến lên, qua đó ăn được Tượng của đối thủ. Nếu chỉ có duy nhất một cột ngăn cách giữa hai Tốt, bên yếu có thể ngăn chặn được chúng (xem hình bên) (Fine & Benko 2003:184–92). Nếu khoảng cách là ba cột, bên mạnh sẽ thắng bình thường (Emms 2004:95). Tuy nhiên, đây chỉ là một luật ngón tay cái, nó không đúng 100%. Có những tình huống mà bên yếu có thể thiết lập nên một sự phong tỏa, đặc biệt nếu một trong hai quân Tốt là wrong rook pawn (Tốt biên sai) (Mednis 1990:114).

Averbakh, 1972
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Lượt Trắng đi, hòa cờ

Trong thế cờ này của Yuri Averbakh (hình bên), Đen gỡ hòa vì Tượng của họ có thể chế ngự được cả hai quân Tốt trên cùng một đường chéo với sự trợ giúp của Vua. Trong khi đó Tượng Trắng không thể giúp ích được gì.

1. Vd5 Vf6! Vua Trắng sẽ không đến được ô e62. Vc5 Ve73. Vb5 Tf44. Vb6 Vd8, hòa (de la Villa 2008:100).
N. Miller - A. Saidy, 1971
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Trắng đầu hàng trong thế hòa

Một ví dụ thực tiễn là ván đấu N. Miller - A. Saidy, giải American Open 1971. Trắng đầu hàng trong thế cờ này (hình bên) vì họ biết đến một "quy tắc" được nêu rõ bởi Fine trong ấn bản đầu tiên của Basic Chess Endings (Cờ tàn cơ bản): "Nếu hai quân Tốt cách nhau từ hai cột trở lên, họ (bên có hai Tốt) sẽ thắng". (Fine 1941:179) Trong tình huống này khoảng cách giữa hai quân Tốt là ba cột, Trắng cho rằng tình thế của họ là vô vọng. Tuy nhiên, thực tế thế cờ này kết thúc hòa khá đơn giản, vì "Vua Trắng có một vị trí hoạt động cực kỳ tích cực có thể ngăn cản Vua Đen thâm nhập từ hai phía." (Mednis 1990:96) Diễn biến đã có thể tiếp tục như sau 1.Th3+ Ve7 2.Tg2 Vf6 3.Th3 Vg5 4.Tg2 Vf4 5.Vc4! Td4 6.Vd3 Tg1 7.Tc6 Vg4 8.Tg2! Tf2 9.Vc4! Vf4 10.Vd3 Ve5 11.Vc4, lúc này, "rõ ràng không có cách nào cho Đen để có thể phá vỡ được sự phong tỏa." (Mednis 1990:97)

Tốt biên sai

Alekhine - Ed. Lasker, 1924
abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Hòa bất kể việc Đen có hai Tốt cách xa nhau

Nếu một trong hai quân Tốt là Tốt biên sai (khái quát: Tốt cột a hoặc cột h mà ô phong cấp của chúng không cùng màu với những ô mà Tượng (của bên có Tốt) di chuyển), một pháo đài có thể cho phép bên yếu gỡ hòa bất kể khoảng cách giữa hai quân Tốt xa đến bao nhiêu. Điều này đã được minh họa trong ván Alekhine - Ed. Lasker, diễn ra ở New York năm 1924. (diễn biến đầy đủ). Khoảng cách giữa hai quân Tốt là ba cột, nhưng hai kỳ thủ đã đồng ý hòa sau khi 52.Tb1 Vg7 53.Vg2. Alekhine đã giải thích rằng Trắng "bây giờ có thể hy sinh (thí) Tượng đổi lấy Tốt (cột) d, vì Vua của họ đã an toàn trong góc quan trọng" (Alekhine 1961:179 note jj).

Nếu một trong hai Tốt là Tốt biên sai (wrong rook pawn), việc khoảng cách giữa hai quân Tốt xa đến bao nhiêu hay chúng đã tiến được đến đâu không quan trọng (tất nhiên chưa thể phong cấp). Kết quả sẽ phụ thuộc vào việc Vua bên yếu có vào được góc phía trước Tốt biên hay không, nếu được thì họ sẽ thí Tượng đổi lấy quân Tốt còn lại và ván cờ sẽ kết thúc hòa (de la Villa 2008:111).

Tóm tắt

Đại kiện tướng Jesus de la Villa nhấn mạnh sự quan trọng của tàn cuộc này và ông đã đưa ra những phân tích về nó phụ thuộc vào số cột ngăn cách giữa hai quân Tốt:

  • Nếu hai Tốt bị ngăn cách bởi hai cột:
  1. Hai Tốt là các Tốt cột Tượng (Tốt cột c và cột f) thì bên mạnh thường sẽ thắng
  2. Với một Tốt cột Mã (Tốt b hoặc g) và một Tốt trung tâm (Tốt d hoặc e) thế cờ thường sẽ kết thúc hòa, nhưng cơ hội chiến thắng sẽ đến nếu Tốt cột Mã không tiến xa và Tượng bên mạnh kiểm soát được ô phong cấp của nó
  3. Với một Tốt biên (Tốt cột a hoặc cột h) và một Tốt trung tâm thế cờ sẽ hòa
  • Nếu hai Tốt bị ngăn cách bởi ba cột:
  1. Với một Tốt cột Mã, khả năng hòa có thể xảy ra nếu quân Tốt này tiến xa
  2. Với một Tốt biên bên mạnh thường sẽ thắng
  • Nếu hai Tốt bị ngăn cách bởi bốn cột:
Bên mạnh sẽ thắng (de la Villa 2008:104–22).

Tốt liên kết

Thế cờ với các Tốt liên kết là trường hợp phức tạp nhất, kết quả sẽ phụ thuộc vào số hàng và cột của vị trí các quân Tốt và màu ô cũng như vị trí của các quân Tượng. Nếu một trong hai quân Tốt là Tốt biên (Tốt cột a hoặc h) thế cờ thường sẽ kết thúc hòa. Nếu các quân Tốt nằm trên các ô khác màu với màu ô của Tượng bên yếu, chúng có thể bị quân Tượng này phong tỏa và kết quả sẽ là hòa. Nếu cả hai Tốt đều an toàn tiến tới được hàng ngang thứ sáu, bên mạnh sẽ thắng trừ khi một trong hai quân Tốt là wrong rook pawn (Tốt biên sai), tức là quân Tốt biên có ô phong cấp cùng màu với màu ô của Tượng bên yếu (de la Villa 2008:106).

abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tốt liên kết trên hàng ngang 5, một hệ thống phòng thủ lý tưởng đã được thiết lập. Đen sẽ gỡ hòa bất kể bên nào đi trước.

Tình thế lý tưởng cho một kết quả hòa thấy được ở hình bên. Vua Đen (nằm tại ô khác màu với màu ô của Tượng đối thủ) và Tượng (Đen) nằm ở các vị trí phía trước hai quân Tốt hai hàng ngang, với việc cả hai quân cùng phòng thủ chống một quân Tốt tiến lên tại ô cùng màu với màu ô của Tượng (ở đây là Tốt d6 của Trắng). Quân Tượng bên yếu cần phải duy trì một sự tấn công lên quân Tốt nằm tại ô cùng màu với nó, để không cho phép Vua đối phương di chuyển. Nếu Trắng tiến quân Tốt kia (quân không bị tấn công bởi Tượng), Đen sẽ thí Tượng đổi lấy hai Tốt, và thế cờ sẽ kết thúc hòa. Nếu thay vào đó Trắng tiến quân Tốt đang bị tấn công, kết quả cũng sẽ là hòa. Trong thế cờ ở hình bên, nếu Đen đi trước họ sẽ chơi một nước cho qua (tức là một nước chờ đợi duy trì sự tấn công lên quân Tốt, điều này có nghĩa sẽ tương tự như việc Trắng đi trước) với 1... Tb8! 2. Ve4 Tc7! 3. Vf5 Tb8! và vân vân. Trắng không thể tiến triển được hơn: 4. d6+ sẽ hòa ngay lập tức với 4... Txd6 5. exd6+ Vxd6; 4. e6 giúp cho Đen tạo ra một sự phong tỏa không thể phá vỡ trên những ô đen, và Trắng không bao giờ có thể chuẩn bị cho d6+ bằng cách chơi Vc5 vì Đen sẽ chơi ... Txe5.

abcdefgh
8
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tốt liên kết trên hàng ngang 6. Trắng thắng bất kể bên nào đi trước.

Một tình thế tương tự với các Tốt Trắng nằm trên hàng ngang 6 sẽ là một chiến thắng cho bên mạnh vì Tượng Đen không có chỗ di chuyển để có thể duy trì một sự tấn công lên Tốt ở d6, do vậy Đen sẽ thua vì zugzwang (xung xoăng - khái quát: không có nước để đi, toàn là những nước tự khiến thế trận của mình suy yếu). Trong thế cờ ở hình bên phải, Đen thua ngay lập tức. Nếu Đen đi trước, họ bắt buộc phải di chuyển Vua hoặc Tượng, điều này cho phép Trắng chơi e7 và thắng; hoặc là chơi một nước vô vọng 1... Txd6 2.Vxd6. Nếu Trắng đi trước, họ sẽ chơi một nước chờ đợi ví dụ như 1. Vc6, đặt Đen vào tình thế như trên (Fine & Benko 2003:184–92).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàn cuộc Tượng khác màu (cờ vua) http://www.chessbase.com/newsdetail.asp?newsid=295... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10083... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10122... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10307... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10443... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10679... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=10944... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=11038... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=12711... http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=12955...